Thiên môn đông có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đờm… dùng chữa phế ung hư lao, thổ huyết ho ra m.áu, tiêu khát, nhiệt bệnh tân dịch hao tổn, tiện bí.
1. Đặc điểm của cây thiên môn đông
Thiên môn đông còn có tên gọi khác là thiên đông, dây tóc tiên. Tên khoa học Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. (Asparagus lucidus Lindl.). Thuộc họ Hành Asparagaceae.
Thiên môn đông là một loại dây leo, sống lâu năm. Dưới đất có rất nhiều rễ củ hình thoi mẫm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi, trông như lá. Lá rất nhỏ trông như vẩy.
Thiên môn đông mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta, để lấy rễ. Có khi được trồng trong chậu để làm cảnh. Nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa… Tại các nước khác cũng có: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.
Cây thiên môn đông vừa là cây cảnh vừa là vị thuốc.
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, người ta thường dùng rễ khô (Radix Asparagi) của cây thiên môn đông. Trong thiên môn đông có asparagin, chất nhầy. Chất asparagin có tác dụng lợi tiểu tiện.
Thuốc dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, lợi tiểu tiện và chữa sốt, thuốc bổ âm.
Liều dùng 10g-15g một ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao.
Theo tài liệu cổ, thiên môn đông có vị ngọt, đắng, tính đại hàn, vào hai kinh phế và thận… có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng chữa phế ung hư lao, thổ huyết ho ra m.áu, tiêu khát, nhiệt bệnh tân dịch hao tổn, tiện bí. Những người tỳ vị hư hàn, tiết tả không dùng được.
Vị thuốc thiên môn đông có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo.
2. Một số món ăn bài thuốc
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số món ăn bài thuốc phòng và trị bệnh có thiên môn đông như sau:
– Cháo thiên đông: Thiên môn đông 15 – 20g, gạo lứt 50 – 100g. Thiên môn đông sắc lấy nước, bỏ bã, cho gạo lứt đã vo sạch vào, nấu cháo. Ăn nóng, thêm đường phèn vừa đủ. Ngày ăn 2 lần. Dùng cho người phế âm hư, dẫn tới ho khan không có đờm, khạc ra m.áu, đổ mồ hôi trộm, khô miệng, khô hầu, họng khát mà không muốn uống.
– Cao thiên đông: Thiên môn đông 100g, mật luyện 250g. Thiên môn đông bỏ vỏ, lõi, giã nát, lọc nhiều lần lấy nước. Đun nhỏ lửa lấy nước đặc cho mật luyện đ.ánh tan, cô đặc lại thành cao. Bảo quản sau 7 ngày, lấy ra dùng. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 2 thìa cafe hòa với nước nóng. Dùng trong trường hợp ho khan, ít đờm, khát nhiều, uống nhiều do phế vị âm hư.
Bách hợp phối hợp với thiên môn đông và một số vị thuốc khác chữa hoa mắt, chóng mặt.
– Thiên đông hầm thịt: Thiên môn bỏ lõi 60g, thịt nạc 100g. Thịt nạc, hầm cùng với thiên môn đông. Ăn thịt, thái miếng, uống nước thuốc. Ngày ăn 2 lần. Dùng cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh ít sữa, sắc mặt xanh xao.
– Thiên môn hầm chân giò: Thiên môn đông tươi bỏ lõi 50g, chân giò 500g, quả mướp 50g. Chân giò hầm trước, sau đó cho thiên môn đông, mướp vào đun tiếp cho mềm. Ăn chân giò, uống nước thuốc. Tác dụng tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú.
– Thang ba ba, thiên đông: Thịt ba ba 600g, chân giò muối 200g, bách hợp 10g, thiên môn đông 15g, mạch môn đông 15g, câu kỷ tử 5g, gia vị (rượu, hành, gừng) vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm mềm. Ăn thịt, uống nước thuốc.
Dùng cho người can thận âm hư, sinh ra chứng ngũ tâm phiền nhiệt, chóng mặt, hoa mắt, hai gò má đỏ gay, họng khô háo mà đau, hay quên, tai ù, đổ mồ hôi trộm, nam giới di tinh, nữ giới hành kinh lượng ít, vón cục…
Vừng đen phối hợp với thiên môn đông và các vị thuốc khác thích hợp cho người cao t.uổi.
– Bánh vừng bột đậu thiên môn: Thiên môn 1kg, mật mía 100g, vừng đen 200g, bột đậu xanh vừa đủ. Thiên môn sắc hãm lấy nước. Vừng đen rang chín. Cho nước, thiên môn, vừng đen và mật vào chảo khuấy lắc, đun nhỏ lửa cô đặc. Cho bột đậu xanh lượng thích hợp vào trộn đều, đổ ra khay, dàn cho phẳng, cắt thành từng lát như dạng bánh khảo.
Mỗi lần ăn 1 lát, ngày ăn 3 lần. Dùng cho người cao t.uổi, người suy nhược cơ thể…
– Rượu nếp thiên môn: Thiên môn bỏ lõi 0,5kg, gạo nếp lứt khoảng 400g, men rượu 150g. Thiên môn đem sắc hãm lấy nước cô đặc để sẵn, gạo nếp đồ chín. Trộn bột men rượu với nước cao thiên môn và cơm nếp lứt đem ủ thành cơm rượu.
Ngày ăn 3 lần, liều lượng tùy ý. Dùng để bổ dưỡng cơ thể phòng chống bệnh tật.
Kiêng kỵ: Người tỳ thận dương hư, tiêu chảy, ho do ngoại cảm phong hàn không được dùng.
Ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Chuối luộc là món ăn được nhiều người yêu thích, vậy ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Chuối từ lâu được biết đến là loại quả giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Chuối có thể chế biến thành nhiều món như chuối luộc, chuối chiên, bánh chuối, chè chuối… Vậy, ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Báo Phụ nữ Số dẫn lời lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), trong y học cổ truyền, chuối cũng được sử dụng như một nguyên liệu làm thuốc. Nó vị ngọt, tính lạnh, công dụng nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc.
Ăn chuối luộc rất tốt cho cơ thể, bởi khi được làm chín với nước sôi thì hàm lượng chất xơ, pectin trong chuối sẽ dễ tiêu hóa hơn. Vitamin, khoáng chất trong chuối sẽ không bị suy giảm mà ngược lại còn dễ hấp thụ hơn.
Dưới đây là những lợi ích của chuối luộc với sức khỏe:
Giúp hạ đường huyết
Chuối luộc là nguồn cung cấp tinh bột kháng tốt. Tinh bột kháng được khoa học chứng minh là có khả năng làm giảm lượng đường trong m.áu bằng cách làm chậm quá trình giải phóng glucose vào m.áu.
Chuối luộc rất tốt cho sức khỏe
Cải thiện sức khỏe đường ruột
Chuối luộc là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe tiêu hóa.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Kali trong chuối luộc có thể giúp giảm huyết áp bằng cách chống lại tác dụng của natri. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim.
Ngoài ra, chất xơ trong chuối luộc cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol và viêm nhiễm.
Giúp phục hồi nhanh sau khi tập thể dục
Chuối luộc là nguồn cung cấp kali dồi dào, là chất điện giải giúp điều chỉnh chức năng cơ bắp. Kali bị mất qua mồ hôi và điều quan trọng là phải bổ sung càng nhanh càng tốt.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Kali không chỉ quan trọng đối với chức năng cơ bắp mà còn cần thiết cho chức năng hệ thần kinh. Chất điện giải này giúp điều chỉnh giấc ngủ bằng cách thúc đẩy thư giãn.
Có thể giúp giảm viêm
Chuối luộc là nguồn chất chống oxy hóa tốt, là những hợp chất giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Những chất chống oxy hóa này có thể hỗ trợ giảm viêm khắp cơ thể.
Cách luộc chuối
Để chuối luộc phát huy hiệu quả nên chọn chuối có kích thước nhỏ và trung bình, vỏ ngả vàng, chín già; không nên quá chín hoặc quá non. Rửa sạch chuối rồi xếp vào nồi, đổ ngập nước. Đun sôi đến khi nào vỏ chuối xuất hiện vết nứt thì tắt bếp. Lấy chuối ra, dội qua nước mát. Ăn đến đâu bóc vỏ đến đó.
Lưu ý tránh ăn chuối luộc cùng đường, nước cốt dừa, mật ong và không nên ăn quá 2 quả/ngày.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Ăn chuối luộc có tác dụng gì?”. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.