Bệnh nhân chơi đàn khi đang mổ u não

Khối u não ảnh hưởng tới cử động cơ thể của bệnh nhân người Mỹ nên bác sĩ muốn anh chơi đàn khi phẫu thuật để đ.ánh giá chức năng tay.

Ý tưởng mổ não cho bệnh nhân đang tỉnh táo thực sự ấn tượng, một người đàn ông ở Florida (Mỹ) thậm chí còn chơi guitar khi được các bác sĩ cắt khối u.

Các phẫu thuật viên tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Sylvester (Đại học Miami Miller) muốn Christian Nolen chơi nhạc cụ để họ có thể đ.ánh giá và bảo vệ sự khéo léo của đôi tay anh khi loại bỏ khối u não.

benh nhan choi dan khi dang mo u nao ea7 7083999
Khối u não ảnh hưởng tới tay trái của Nolen. Ảnh: New York Post

Nolen, một người đam mê chơi guitar, có khối u ở thùy trán bên phải và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tiến sĩ Ricardo Komotar, Giám đốc Chương trình khối u não tại Sylvester, nói với Fox News: “Nolen gặp vấn đề với phần bên trái của cơ thể, đặc biệt là tay trái, ảnh hưởng tới khả năng chơi guitar”.

Do đó, Nolen cần phẫu thuật để xác nhận chẩn đoán và xác định loại u vì mỗi khối u có lựa chọn điều trị khác nhau và cũng để loại bỏ càng nhiều càng tốt.

Cuộc phẫu thuật được tiến hành 10 ngày sau khi khối u được phát hiện. Nolen rất ngạc nhiên khi các bác sĩ hỏi liệu anh có sẵn sàng chơi đàn trong suốt ca mổ hay không.

“Khi một khối u xâm lấn hoặc ở gần một phần quan trọng của não – bộ phận kiểm soát khả năng nói, hiểu ngôn ngữ hoặc cử động – chúng tôi muốn thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân ở trạng thái tỉnh táo để liên tục theo dõi và đ.ánh giá”, Tiến sĩ Komotar giải thích.

Bác sĩ Komotar cho biết, khi bệnh nhân ngủ say, ê-kíp không có khả năng nhận được phản hồi: “Các ca mổ sẽ trở nên nguy hiểm hơn nhiều vì bạn có thể cắt bỏ một khối u liên quan đến chức năng não bình thường và gây ra tác hại mà không hề hay biết”.

benh nhan choi dan khi dang mo u nao 095 7083999
Bệnh nhân người Mỹ chơi đàn khi đang nằm trên bàn mổ. Ảnh: New York Post

Nolen được gây mê để bắt đầu ca phẫu thuật mở hộp sọ kéo dài 2 tiếng nhưng sau đó, anh được đ.ánh thức. Nhân viên y tế đưa guitar và yêu cầu anh chơi đàn.

Nolen nhớ lại: “Khi tỉnh lại, tôi cảm thấy choáng ngợp khi nhìn thấy mọi thứ xung quanh và phải đấu tranh với phản ứng tự nhiên là ngồi dậy”. Anh đã cố gắng hết sức để chơi một số bài hát từng tập luyện.

Khi cắt bỏ khối u, các bác sĩ theo dõi sát chức năng tay của Nolen lúc chơi guitar.

Tiến sĩ Komotar kể: “Khi đang xử lý phần phía sau của khối u, chúng tôi nhận thấy chức năng tay của anh ấy bắt đầu suy giảm. Khối u đã chạm vào phần não điều khiển chuyển động của tay. May mắn thay, chúng tôi có thể cắt bỏ toàn bộ khối u và không ảnh hưởng tới chức năng tay của anh ấy”.

Mỗi năm, Tiến sĩ Komotar và các đồng nghiệp thực hiện vài trăm ca phẫu thuật cho bệnh nhân đang tỉnh táo. “Hầu hết người bệnh đều thấy quá trình này thu hút. Họ nói và cử động tay chân để chúng tôi có thể liên tục kiểm tra”, vị bác sĩ kể.

Các bác sĩ cũng trấn an bệnh nhân rằng họ sẽ không cảm thấy đau. Tiến sĩ Komotar nói: “Bạn càng sử dụng ít thuốc mê trong quá trình phẫu thuật thì bệnh nhân càng tỉnh táo. Họ thức dậy càng nhanh thì khả năng xuất viện sớm càng cao”.

Ca phẫu thuật của Nolen diễn ra suôn sẻ và toàn bộ khối u được cắt bỏ. Anh về nhà chỉ một ngày sau ca phẫu thuật. Hiện anh đã quay lại tập gym và chơi đàn, chức năng tay trái cải thiện đáng kể.

Anh đang chờ kết quả kiểm tra cuối cùng và quá trình điều trị tiếp theo có thể bao gồm sáu tuần xạ trị và hóa trị.

Ho kéo dài vì chiếc kèn bị bỏ quên trong phổi 7 năm

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa nội soi đường thở lấy ra chiếc kèn dài 1,2 cm, giúp trẻ 15 t.uổi thoát cảnh ho kéo dài 7 năm.

Ngày 27-12, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) thông tin phòng khám khoa Tai mũi họng của BV vừa nội soi đường thở lấy ra dị vật dài 1,2 cm cho bệnh nhi (15 t.uổi, ngụ tỉnh Phú Yên).

Bệnh nhi đến khám vì lý do ho kéo dài, chữa trị nhiều nơi không khỏi.

Gia đình cho biết cách đây 7 năm, trong lúc bệnh nhi đang thổi chiếc kèn đồ chơi thì bạn vỗ vào lưng khiến bệnh nhi bị sặc do nuốt kèn, song không khó thở, tím tái. Người nhà có nghe trẻ thở ra tiếng kèn, đưa đến khám tại BV địa phương.

BS chụp X-quang kiểm tra, cho rằng dị vật sẽ theo đường ăn ra ngoài nên không can thiệp gì.

Suốt 7 năm nay, trẻ vẫn thở bình thường, không khó thở hoặc viêm phổi, lâu lâu bị ho và mua thuốc về uống tự hết, không ho kéo dài.

Cách đây hơn một tháng, trẻ bỗng nhiên ho kéo dài nhiều hơn. Người nhà đưa đến khám tại BV ở TP.HCM, BS nghi lao phổi nên chuyển sang BV khác điều trị lao. Tại đây, bệnh nhi được điều trị phác đồ lao phổi, tái khám 10 ngày/ lần.

Đợt tái khám thứ ba, tình trạng vẫn không cải thiện, trẻ vẫn ho nhiều. Chụp X-quang phổi không giảm, CT-scan phổi nghi là dị vật nên cho thuốc về uống, tái khám sau 10 ngày.

Sau bốn lần tái khám nhưng tình trạng không cải thiện, trẻ được đưa về quê khám tại BV Lao và bệnh phổi Bình Định. Chụp CT-scan phổi lại nghi dị vật đường thở nên người nhà xin chuyển lên BV Nhi Đồng 1, TP.HCM nội soi đường thở.

ho keo dai vi chiec ken bi bo quen trong phoi 7 nam e36 7059568

Dị vật là chiếc kèn bằng nhựa cứng dài 1,2 cm nằm trong phổi 7 năm khiến trẻ ho kéo dài. Ảnh: BVCC

TS-BS Phú Quốc Việt, Phó Trưởng khoa Tai mũi họng (BV Nhi đồng 1), nhận định đây là ca dị vật khó và hi hữu vì dị vật nằm trong phổi quá lâu, sâu ở phế quản hạ phân thùy phổi bên phải.

Khi nội soi vào đường thở để xác định vị trí của dị vật, phẫu thuật viên gặp khó khăn trong tiếp cận dị vật do dụng cụ nội soi không đủ độ dài để xuống sâu. Đồng thời mô hạt mọc rất nhiều tạo thành một khối che dị vật.

Ngoài ra, khi đưa nội soi vào, m.áu c.hảy nhiều vào lòng đường thở gây khó khăn cho việc quan sát của phẫu thuật viên cũng như ê kíp gây mê. Ê kíp phẫu thuật trải qua hơn 90 phút, vừa cầm m.áu, vừa ổn định gây mê, đảm bảo đường thở cho bệnh nhi rất nhiều lần để tiếp tục tìm cách tiếp cận dị vật qua nội soi.

Sau nhiều nỗ lực soi, ê kíp phẫu thuật đã thấy được dị vật, nhưng vị trí dị vật là một thử thách cho phẫu thuật viên. Các BS sử dụng kỹ thuật 4 hands, tức hai bác sĩ sẽ phụ nhau cùng soi và gắp một lúc.

Sau lần đầu thất bại, các BS đã thành công trong lần thứ hai, lấy được dị vật là chiếc kèn bằng nhựa cứng dài 1,2 cm ra khỏi đường thở bệnh nhi.

Đến nay bệnh nhi đã có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *