Bệnh tay chân miệng có lây không? Cần làm gì để nhanh cải thiện?

Tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng, dễ nhầm lẫn và có thể gây biến chứng nặng nề. Vậy bệnh tay chân miệng có lây không và cần làm gì để nhanh cải thiện bệnh?

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng do nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ nhiều nhóm virus khác nhau, điển hình là virus Enterovirus. Khi nhiễm bệnh, trên cơ thể trẻ sẽ có những vùng da bị tổn thương, xuất hiện những phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lưng, mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Bệnh tay chân miệng có khả năng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt do dễ dàng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường tiêu hóa từ mũi, nước bọt, hầu họng hay dịch tiết từ các nốt phỏng của người bệnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị lây tay chân miệng qua việc tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, rèm cửa, nền nhà… Đặc biệt trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp, việc ho, hắt hơi có thể tạo điều kiện để virus phát tán và truyền từ người này qua người khác.

Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra thì thường nặng hơn vì có nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, tổn thương cơ tim, phù phổi…. Chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ không nên chủ quan mà cần chăm sóc trẻ hợp lý, kịp thời để bệnh mau cải thiện và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

photo-1693983139259

Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp

Người lớn có bị chân tay miệng không?

Nhiều người chủ quan cho rằng, người lớn sẽ không bị tay chân miệng. Nhưng trên thực tế, bệnh tay chân miệng có thể lây sang người lớn khi cơ thể họ không đủ sức đề kháng để chống lại virus. Nhiều bậc cha mẹ vẫn bị lây bệnh tay chân miệng khi chăm sóc và vệ sinh cho trẻ mắc bệnh.

Tuy nhiên cần lưu ý, người lớn nhiễm bệnh tay chân miệng thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và khó kiểm soát. Đồng thời, bệnh tay chân miệng ở người lớn sẽ có các chuyển biến nguy hiểm hơn so với trẻ em.

Cách chữa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tùy vào các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ví dụ, hạ sốt, điều trị loét miệng, bù đủ nước cho trẻ… Đặc biệt, điều trị nhằm tránh các biến chứng viêm não – viêm màng não.

photo-1693983143413

Khi trẻ bị tay chân miệng sốt cao, cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ sốt

Bộ đôi cốm và gel Subạc – Giải pháp hiệu quả cho trẻ bị tay chân miệng

Để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện nhanh chóng bệnh tay chân miệng, ngăn chặn bệnh lây lan thành dịch, bên cạnh việc lưu ý trong việc ăn uống hàng ngày, cha mẹ có thể cho con kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống- ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

Gel Subạc chứa thành phần nano bạc giúp kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ. Sử dụng Subạc giúp làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị tay chân miệng. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo cho người bệnh tay chân miệng.

photo-1693983144823

Gel Subạc giúp sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tối ưu trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sản phẩm cốm Subạc.

Cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,… giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may bé đã bị lây bệnh.

photo-1693983147769

Cốm Subạc giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng hiện chưa có vaccine phòng bệnh, người lớn khi chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh có thể phòng ngừa lây nhiễm bằng cách:

– Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn, hoặc trước khi cho trẻ ăn, sau khi thay tã cho trẻ;

– Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như tay nắm cửa, mặt bàn, sàn nhà, dụng cụ học tập, đồ chơi, bằng các chất tẩy rửa.

– Ngoài ra, tránh tiếp xúc trực tiếp (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng,…) với trẻ bị nhiễm bệnh cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm.

– Che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho; vứt khăn giấy và tã đã qua sử dụng vào thùng rác được đậy kín nắp;

– Giữ vệ sinh tại gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, trường học…

– Thực hiện ăn chín, uống chín; không mớm thức ăn cho trẻ; tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm hay mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, cốc, bát, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

– Tạm thời cách ly trẻ: Tay chân miệng được biết đến là bệnh dễ lây lan, vì vậy bố mẹ nên cho trẻ bị tay chân miệng ở nhà trong phòng riêng. Nếu nhà có nhiều trẻ nhỏ thì cần cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác.

photo-1693983150162

Trẻ bị tay chân miệng không được gãi mạnh vào vết ban

Sản phẩm phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: Số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 024.38461530 – 028.62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Anh Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *