Hơn 172.000 ca mắc, 43 người t.ử v.ong do sốt xuất huyết trong năm 2023

Trong năm 2023, theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người trong đó đã t.ử v.ong.

Một số tỉnh thành ghi nhận số mắc sốt xuất huyết cao trong năm 2023 là: Hà Nội (36.795), TP. Hồ Chí Minh (17.257), Gia Lai (6.532), Đồng Nai (5.508), Bình Dương (5.092)…

Theo Bộ Y tế, thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, nguy cơ gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với t.rẻ e.m có sức đề kháng yếu và người cao t.uổi có bệnh lý nền.

hon 172000 ca mac 43 nguoi tu vong do sot xuat huyet trong nam 2023 ea2 7083998

Trong năm 2023, cả nước ghi nhận 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người trong đó đã t.ử v.ong.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024; tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động như vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm và tuyên truyền nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, trường học.

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật để xử lý triệt để ổ dịch và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người; tăng cường kiểm tra, ngăn chặn triệt để trường hợp gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút.

Chủ động công tác giám sát, tiếp tục triển khai hiệu quả giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, t.ử v.ong.

Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Thời tiết mùa đông xuân nhiệt độ lạnh, mưa nhiều, nồm và ẩm là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

chu dong phong chong dich benh truyen nhiem 633 7073910

Thời điểm này, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Tại bệnh viện đa khoa Đống Đa, 3 tháng qua, đã khám và điều trị cho 240 bệnh nhân viêm đường hô hấp, trong đó 20% người bệnh cúm các thể và 32 bệnh nhân Covid-19. Tính rộng ra tại các cơ sở Y tế trên địa bàn Thành phố thì số ca mắc Cúm không hề nhỏ.

Thông thường bệnh Cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 đến 7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính sẽ diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Tiêm phòng Vắc xin để phòng bệnh tiếp tục được Ngành Y tế khuyến cáo để phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp.

Bộ Y tế cho biết, đã cung ứng đầy đủ 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí. Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh năm 2024, Thành phố Hà Nội cũng khuyến khích người dân tiếp tục đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi đi đến các khu vực công cộng, đông người, trên các phương tiện công cộng…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *