Nhiều người thường hối tiếc vì không sống như mình mong muốn, không dành nhiều thời gian cho gia đình. Họ cũng lo lắng khi bỏ lại người thân.
Thiếu nữ 16 tuổi suy sụp, mắc bệnh hiểm sau khi thực hiện giảm cân sai cách
GĐXH – Đi kèm với việc giảm cân, cơ thể cô gái bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ ăn, rụng tóc, mất ngủ, thức dậy sớm và không thể đi lại được do quá mệt mỏi…
Joon Park là một giáo sĩ đã làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Tampa ở bang Florida (Mỹ) trong 8 năm. Ông cho rằng mình giống như một bác sĩ trị liệu vì luôn ở cạnh, động viên những người trong những giây phút cuối đời.
Do đặc thù công việc, ông Park mắc chứng “lo lắng về cái chết” – nỗi sợ mất đi những người thân yêu. Điều này khiến ông luôn cố gắng dành thời gian cho gia đình và bạn bè vì biết đó có thể là cuộc trò chuyện cuối cùng của họ.
Joon Park thường tới gặp, động viên các bệnh nhân nguy kịch. Ảnh: JP
Bản thân ông Park từng trải qua chấn thương tâm lý bao gồm bị lạm dụng khi còn nhỏ và từng phải nhập viện sau khi cố gắng tự tử. “Tôi đã luôn hy vọng có thể lên tiếng cho những người gặp những tổn thương như tôi. Công việc này đã cho tôi làm điều đó”, ông Park tâm sự.
Ông Park chia sẻ về những điều các bệnh nhân sắp qua đời nghĩ đến nhiều nhất:
Ông Park nói rằng hối tiếc là cảm xúc thường gặp ở những bệnh nhân sắp mất. Điều hối tiếc nhất của không ít người là không quan tâm tới mong muốn về tương lai của chính mình mà lại đi nghe người khác.
Ngoài ra, cũng có những lý do khác khiến người ta ân hận. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Towson (bang Maryland, Mỹ) đã hỏi 124 y tá về những tâm sự của những người hấp hối. Theo đó, 42% số y tá cho biết những suy nghĩ hay gặp nhất là hối tiếc vì đã làm việc thay vì dành thời gian cho gia đình và thư giãn, bỏ lỡ cơ hội hoặc không đạt được nhiều thành tựu hơn.
Bỏ lại những người thân yêu phía sau
Ngoài hối tiếc về quá khứ, ông Park cho hay các bệnh nhân cũng lo lắng về tương lai. Họ suy nghĩ về tâm trạng của những người thân yêu khi bị bỏ lại sau cái chết của họ. “Đó gần như là cảm giác tội lỗi, gánh nặng, tổn thương”, ông Park nói.
“Những người sắp chết lo lắng về những nhu cầu rất cụ thể của những người thân yêu mà chỉ họ mới biết. Tôi nghĩ điều khó khăn hơn cả cái chết là nỗi sợ bị chia cắt và không còn khả năng chăm sóc cho những người còn lại. Ngay cả những người cảm thấy bình yên nhất khi ra đi vẫn lo lắng cái chết của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình”, vị giáo sĩ nói với CNN.
Theo nghiên cứu của Đại học Towson, hơn một nửa số y tá cho biết bệnh nhân của họ tâm tư về người thân, nghĩ về việc dành thời gian cho bạn bè, gia đình, việc phải xa cách và điều gì sẽ xảy ra với những người thân yêu sau khi họ chết.
Tâm linh cũng là một trong những chủ đề phổ biến nhất trong những suy ngẫm cuối đời của con người. Đó là lý do các giáo sĩ như ông Park có thể mang lại sự an ủi cho bệnh nhân và người thân của họ.
Bé 3 tuổi tử vong do mắc tay chân miệng độ 4, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu bệnh nguy hiểm, tuyệt đối không bỏ qua
GĐXH – Trẻ mắc bệnh chân tay miệng nếu có dấu hiệu sốt cao liên tục không hạ, quấy khóc liên tục và hay giật mình… thì cần được nhập viện gấp.