Việc quan tâm đến sức khỏe phụ khoa là vô cùng quan trọng để phòng tránh ung thư cổ tử cung. Bác sĩ nhắc nhở: Quần lót xuất hiện 2 màu sắc dưới đây chứng tỏ tử cung đã nhiễm bệnh.
Phụ nữ trong xã hội hiện đại phải đối diện với rất nhiều áp lực cuộc sống, họ không chỉ phải sinh con mà còn phải không ngừng cố gắng trong công việc. Hàng loạt gánh nặng đã khiến chị em không còn nhiều thời gian để chăm lo cho sức khỏe bản thân, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh phụ khoa, trong đó tổn thương cổ tử cung là phổ biến nhất.
Đáng nói, các bệnh liên quan đến tử cung đều có khả năng cao chuyển thành ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ chữa được ung thư cổ tử cung hiện nay là dưới 10%, và thời gian sống của bệnh nhân vào khoảng 1 đến 5 năm. Điều này chủ yếu là do người bệnh không quan tâm đến triệu chứng khi bệnh mới khởi phát, vì thế đã bỏ qua thời điểm tốt nhất để điều trị.
Việc quan tâm đến sức khỏe phụ khoa là vô cùng quan trọng để phòng tránh ung thư cổ tử cung. Nếu thấy quần lót xuất hiện 2 màu sắc dưới đây chứng tỏ tử cung đã nhiễm bệnh, bạn nên đi khám ngay.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung xuất hiện trên quần lót
1. Đáy quần lót có màu vàng, xanh như mủ
Phụ nữ có tử cung khỏe mạnh sẽ có dịch tiết âm đạo màu trắng sữa hoặc trong suốt. Nhưng nếu tiết dịch âm đạo của phụ nữ nếu bỗng dưng có màu vàng, xanh như mủ thì chứng tỏ đó là dấu hiệu của tổn thương tiền ung thư cổ tử cung hoặc nhiễm vi rút HPV, điều đó khiến cho một số tế bào biểu mô tăng sinh rơi ra và hòa lẫn với dịch tiết của nữ giới khiến màu quần lót thay đổi, thường có màu xanh hơi vàng.
2. Đáy quần lót có màu hồng, màu đỏ
Một trong những hiện tượng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kỳ kinh nguyệt). Do đó, nếu chị em thấy quần lót có dịch tiết màu hồng, màu đỏ thì không nên chần chừ mà nên đi khám càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, phụ nữ bị tổn thương tử cung còn có dấu hiệu dịch tiết âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, đau bụng, đau vùng chậu bất thường, giảm cân không rõ lý do, đi tiểu ra máu, đau lưng…
Ở giai đoạn xâm lấn có thể đau khi giao hợp. Ở giai đoạn muộn hơn người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, gầy sút, đau vùng bụng và khung chậu, rong kinh…
Đối tượng nào dễ mắc ung thư cổ tử cung nhất?
1. Phá thai nhiều lần.
2. Có nhiều bạn tình.
3. Tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân HPV.
4. Không chú ý đến vệ sinh cá nhân.
5. Gia đình từng có người mắc ung thư cổ tử cung.
Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, chị em cần phải làm gì?
Bệnh ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị dứt điểm nếu như được phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Sau đây là một số biện pháp mà chị em có thể thực hiện ngay để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất:
– Tiêm phòng vắc-xin HPV: Phụ nữ đang trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi rất nên tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
– Tăng cường khả năng miễn dịch: Một chế độ ăn uống hợp lý có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài việc bổ sung protein và vitamin hàng ngày, bạn cũng phải chú ý tập thể dục để có thể duy trì sức khỏe tốt.
– Không làm “chuyện ấy” quá sớm và bừa bãi: Càng quan hệ sớm và quan hệ với nhiều bạn tình, phụ nữ càng có có nguy cơ nhiễm HPV hơn.
– Không lạm dụng thuốc tránh thai.
– Giữ vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ: Vệ sinh âm đạo sạch sẽ mỗi ngày. Không mặc quần lót quá chật. Trong thời gian hành kinh nên cẩn trọng hơn trong vấn đề vệ sinh, đặc biệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên. Không quan hệ tình dục khi đang có kinh nguyệt.
– Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung: Phụ nữ nên khám phụ khoa 2 lần/năm.
– Phụ nữ nên chú ý đến sức khỏe của bản thân thường xuyên, đặc biệt là các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung.
Tiểu Vy