Sụt cân nhanh, chán ăn đi khám không ngờ mắc bệnh “giết người thầm lặng” hay gặp thứ 3 ở nước ta

Sụt cân nhanh, chán ăn đi khám không ngờ mắc bệnh “giết người thầm lặng” hay gặp thứ 3 ở nước ta

GiadinhNet – Thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn và sụt hơn 10kg, ông D.H.S, 60 tuổi ở Bắc Giang đi khám mới giật mình biết nguyên nhân là do bệnh lý hay gặp thứ 3 ở nước ta. Căn bệnh này có thể gây nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm khi không chữa trị kịp thời.


Cách cha mẹ gieo rắc cách sống bạo lực cho con từ nhỏ, cha mẹ vẫn đang làm mà không biết Cách cha mẹ gieo rắc cách sống bạo lực cho con từ nhỏ, cha mẹ vẫn đang làm mà không biết

Sụt 10kg chỉ trong vào 3 tháng

Ông D.H.S, 60 tuổi, Bắc Giang sụt 10kg chỉ trong vòng 3 tháng. Cơ thể chỉ còn chưa đầy 40kg, thường xuyên mệt, chán ăn, khát nước, tiểu nhiều nên đến bệnh viện khám. Vào viện, bệnh nhân được khám, chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng gồm: Siêu âm ổ bụng tổng quát, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu, men gan, xét nghiệm đường máu, … Kết quả cho thấy bệnh nhân bị tiểu đường type II (đái tháo đường), đường huyết cao trên 38mmol/l, rối loạn điện giải, suy thận cấp.

ThS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Xuân – Phó khoa Nội, Chuyên khoa Nội Tiết (BVĐK Medlatec) cho biết, trường hợp bệnh nhân trên do đường huyết cao dẫn đến mất nước thẩm thấu qua nước tiểu, biểu hiện bằng triệu chứng khát nước nhiều, da khô, tiểu tiện nhiều lần. Hậu quả của tình trạng mất nước nhiều chính là rối loạn nước điện giải, suy thận cấp, thậm chí tử vong.

Để điều trị, bệnh nhân đã được xử trí ban đầu tiêm liều bolus Insulin Regular theo cân nặng, sau đó duy trì insulin theo bơm tiêm điện và truyền dung dịch Natri Clorid đẳng trương. Bệnh nhân được kiểm tra đường máu mỗi giờ một lần, sau 03 giờ, đường huyết của bệnh nhân đã giảm xuống còn 15.6 mmol/l và đỡ khát, đỡ mệt. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tuyến điều trị theo BHYT.

Sụt cân nhanh, chán ăn đi khám không ngờ mắc bệnh “giết người thầm lặng” hay gặp thứ 3 ở nước ta - Ảnh 2.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường không điển hình nên nhiều người phát hiện bệnh muộn. Ảnh TL

Theo ThS.BS Nguyễn Quỳnh Xuân, đa phần người bị tiểu đường type 2 không biết rằng mình đang mắc căn bệnh này, trong đó có đến 85% trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã có những biến chứng. Bệnh đái tháo đường vẫn được coi là bệnh “giết người thầm lặng” bởi diễn biến lâu dài với những biểu hiện không điển hình. Người bệnh khó nhận biết và thường chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám một bệnh lý nào khác.

Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện rõ rệt như sụt cân nhiều, mất nước, mệt mỏi mới đến viện thăm khám như bệnh nhân S. nếu đến viện muộn có thể dẫn tới hôn mê. Nếu xử lý không kịp thời, người bệnh dễ bị tử vong.

Những dấu hiệu không nên chủ quan

Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh tật tại Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm.

Điều đáng nói, bệnh diễn biến thầm lặng nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn điện giải, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu và hạ đường huyết, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa,… Bởi vậy, mọi người khi thấy cơ thể có những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, sụt cân, đi tiểu nhiều, cần chủ động đến cơ sở y tế để kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tốt nhất, mọi người nên giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ.

Việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Theo đó, mọi người chú ý:

– Ăn nhiều rau củ, quả.

– Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều tinh bột.

– Tránh ăn nhiều nội tạng động vật.

– Duy trì luyện tập thể dục hàng ngày.

– Với người chưa mắc bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần; 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh là rất quan trọng.

Phương Thuận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *