Sự hình thành khái niệm “ung thư gia đình” chủ yếu do thói quen sinh hoạt của các thành viên trong cùng một gia đình thường giống nhau. Một trong số đó có thói quen xấu gây bệnh ung thư thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên khác.
Tờ QQ ngày 11/7 đưa tin, ở Trung Quốc có một người đàn ông họ Lưu, sau khi nhận được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi thì một tháng sau, vợ ông – bà Lưu cũng được các bác sĩ đưa ra kết luận tương tự. Sau trường hợp của ông bà Lưu, nhiều người bày tỏ quan điểm: Liệu bệnh ung thư có liên quan đến các yếu tố gia đình?
Thực tế, thời gian gần đây khái niệm “ung thư gia đình” – những người trong cùng một gia đình có thể lây nhiễm chéo bệnh ung thư với nhau, đã trở nên phổ biến tại những quốc gia đông dân như Trung Quốc. Thực tế, bệnh ung thư có thể lây nhiễm như các căn bệnh khác không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh ung thư có thể lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình không?Câu trả lời là không. Bởi bản chất ung thư là bệnh có thể di truyền do đột biến gen và gen thì không lây nhiễm chéo được. Thực tế, sự hình thành khái niệm “ung thư gia đình” chủ yếu do thói quen sinh hoạt của các thành viên trong cùng một gia đình thường giống nhau. Một trong số đó có thói quen xấu gây bệnh ung thư thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên khác.
Đối với gia đình ông bà Lưu, các bác sĩ cho rằng: Nguyên nhân hình thành bệnh của ông Lưu là do thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài. Trong 30 năm, phổi của người bệnh đã sớm bị hỏng và nguy cơ mắc bệnh ung thư là không thể tránh khỏi. Trong khi đó, bà Lưu bị nhiễm bệnh là do thường xuyên hít phải khói thuốc của chồng.
Theo viện sĩ Hie Jie (Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc), 2/3 nguyên nhân gây ung thư có liên quan đến các thói quen sinh hoạt trong gia đình. Nói cách khác, chỉ cần một thành viên mắc bệnh ung thư, các thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao.
Để để tránh ung thư cho cả gia đình, các thành viên cần tránh 5 thói quen xấu dưới đây
1. Hút thuốc
Thành phần thuốc lá có chứa 300 chất độc hại như benzopyrene, nitrosamine và nhiều chất gây ung thư khác, khi đi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào tế bào, làm hỏng cấu trúc DNA, là nguyên nhân hình thành bệnh ung thư. Nói cách khác, thường xuyên hút thuốc là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Và không chỉ người hút thuốc, người vô tình hít phải khói thuốc lá cũng dễ mắc bệnh ung thư không kém. Bởi khói thuốc lá sau khi đi vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương tế bào biểu mô khí quản, hình thành bệnh ung thư.
Khói thuốc lá sau khi được thải ra môi trường cũng không hoàn toàn tan biến, chúng có thể bám vào các đồ vật xung quanh như quần áo, rèm cửa, ghế sofa, thảm chùi chân… Lâu ngày, khói thuốc lá biến đổi thành chất độc nitrosamine, có thể gây bệnh ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân hình thành nhiều bệnh nguy hiểm như hen suyễn, viêm tai giữa, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ con.
2. Không dùng máy hút mùi khi nấu nướng
Theo thống kê, phần lớn bệnh nhân ung thư là đàn ông bởi đây là đối tượng hút nhiều thuốc lá. Tuy nhiên, số lượng phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi cũng ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh được cho là có liên quan đến một loại “khói” khác, không phải khói thuốc là mà lá khói dầu nhà bếp. Loại khói này gây kích thích, làm tổn thương các tế bào và mô của hệ hô hấp, là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi ở phụ nữ.
Vậy nên, trong quá trình nấu nướng, chị em nhớ bật máy hút mùi để đảm bảo độ thông thoáng cho gian bếp, giảm bớt các phương pháp nấu nướng dễ sinh khói dầu, chẳng hạn như chiên rán ở nhiệt độ cao.
3. Dùng chung bát, đũa trong mâm cơm, gắp thức ăn cho nhau
Thói quen tưởng như bình thường nhưng lại tạo điều kiện cho những vi khuẩn gây bệnh ung thư như Helicobacter pylori được phát sinh và lây nhiễm. Vi khuẩn khi đi vào cơ thể sẽ gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Để phòng ngừa bệnh ung thư, tốt nhất là các thành viên nên dùng bát đũa riêng, không chung đồ ăn uống, đồng thời vệ sinh bát đũa thật kỹ trước khi sử dụng.
4. Ngâm bát, đĩa trong nước rửa bát qua đêm
Để tăng hiệu quả tẩy rửa, nhiều bà nội trợ đã quyết định ngâm bát, đĩa trong nước rửa bát pha loãng qua đêm. Tuy nhiên, việc làm này khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi hay các loại bát đĩa. Thậm chí, nếu là đũa, bát bằng gỗ thì hóa chất sẽ ngấm sâu vào từng thớ gỗ, không thể nào rửa sạch hết được. Như vậy có thể gây bệnh cho cả gia đình.
5. Không khí gia đình căng thẳng
Ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, duy trì cảm xúc vui vẻ, lạc quan cũng là một trong những cách hữu hiệu để đẩy lùi căn bệnh ung thư có là sức khỏe tâm lý ổn định. Thực tế, những người dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người bình thường.
Theo phó bác sĩ He Wei (Bệnh viện trực thuộc thứ hai của Đại học Y khoa Quảng Châu), tâm trạng ảnh hưởng đến khả năng hình thành bệnh ung thư theo nhiều cách. Khi tâm trạng tiêu cực sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, dẫn đến cảm giác thèm ăn, giảm khả năng hoạt động, suy giảm thể lực, từ đó làm suy giảm khả năng chống chọi với các căn bệnh nguy hiểm.
Vì vậy, nếu không khí gia đình bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, áp lực sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của các thành viên, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của gia đình.
Lưu ý
– Đối với những gia đình có thành viên mắc bệnh ung thư, nên cân nhắc xét nghiệm ung thư di truyền để phát hiện sớm các xu hướng đột biến của một số tế bào cụ thể, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư hiệu quả.
– Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện sau: Đi vệ sinh ra máu, chảy máu âm đạo không rõ lý do, xuất hiện vết loét dai dẳng trên da hoặc màng nhầy, hình thành cục u bất thường, ho khan, có máu trong đờm, hãy đến ngay cơ sở y tế được chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh ung thư sớm nhất.
– Các thành viên nên đi khám sức khỏe định kỳ – biện pháp phòng ngừa ung thư tốt nhất hiện nay.
Theo Nhịp Sống Việt